Health Information

Health Education

:::

An toàn cho người bệnh: Cách phòng ngừa té ngã cho trẻ em - Phần Điều trị nội trú 病童安全 如何預防跌倒-住院篇(越南文)

Qrcode
列印
A-
A+

An toàn cho người bệnh: Cách phòng ngừa té ngã cho trẻ em - Phần Điều trị nội trú 病童安全 如何預防跌倒-住院篇(越南文)

2024/3/21

Tầm quan trọng của việc phòng ngừa té ngã

Tổn thương do té ngã gây ra, nhẹ thì trầy xước, nặng thì gãy xương hoặc xuất huyết não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng Trẻ em là nhóm có nguy cơ té ngã cao. Do đó, làm thế nào để tránh tẽ ngã cho trẻ em, giảm thiểu thương tổn, là điều rất đáng để mọi người coi trọng và chú ý.

Những trẻ em nào dễ bị té ngã?

  • Dưới 5 tuổi.
  • Từng bị té ngã.
  • Lẫn lộn, buồn ngủ, chậm chạp và không quen với người, thời gian và địa điểm.
  • Thị lực mờ không rõ ràng hoặc mù lòa.
  • Đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp tư thế.
  • Bước đi không vững, sử dụng khung tập đi.
  • Thường xuyên cần người nhà hỗ trợ xuống giường hoặc xử lý đại tiểu tiện.
  • Có uống các loại thuốc như thuốc ngủ an thần, thuốc tê giảm đau, hạ áp, lợi tiểu, kháng histamine, hạ đường huyết, thuốc động kinh, giãn đồng tử, v.v...

Phương pháp phòng ngừa té ngã

Sử dụng lan can giường (Hình 1)

  • Trong thời gian nằm viện, nhân viên y tế sẽ hỗ trợ người bệnh kéo lan can giường lên, và hướng dẫn cho người chăm sóc bệnh nhân cách sử dụng lan can giường, người chăm sóc cần chú ý cách sử dụng lan can giường sao cho đúng.
  • Cần chú ý những điều sau khi sử dụng lan can giường:
  • Sau khi kéo lan can lên, cần kiểm tra xem chốt móc đã móc vào đúng rãnh lõm chưa, tránh việc lan can giường tuột xuống bất ngờ gây nguy hiểm.
  • Nếu phát hiện lan can giường có bất thường, nhất định phải báo với nhân viên y tế.
  • Khi trẻ em ngủ trên giường mà người nhà cần tạm thời rời đi trong lúc nhát thì cũng phải kéo lan can giường lên để bảo vệ trẻ, tránh bị rơi xuống giường.
  • Hãy chú ý xem trẻ có trèo vượt qua lan can giường được hay không:

Lan can giường bệnh có độ cao khoảng 60 cm, nếu khi trẻ đứng mà lan can giường thấp hơn vùng bụng của trẻ, thì phải đặc biệt cẩn thận, không để trẻ đứng sát lan can giường, tránh việc trẻ trèo qua lan can và ngã xuống sàn nhà.

  • Không để trẻ đứng trên giường chơi đùa hoặc đi lại.

Khi xuống giường (Hình 2)

  • Uống thuốc kháng histamin và thuốc ngủ giảm đau sẽ dễ bị chóng mặt, hai chân rã rời, nên người nhà cần hỗ trợ đỡ bệnh nhi xuống giường từ từ, trước hết có thể chỉnh đầu giường lên cao 45 độ, rồi từ từ ngồi dậy, đợi khi đã hết cảm giác khó chịu thì mới ngồi ra mép giường, hai chân đung đưa 5 phút cho cơ thể thích ứng, lúc này có thể đặt hai bàn chân lên sàn nhà, thử xem gàn bàn chân và vùng đùi có thể dùng lực được không, nếu không có vấn đề gì thì mới xuống giường.
  • Nếu bước đi không vững thì không được để bệnh nhi tự mình xuống giường đi lại, mà cần có người luôn bên cạnh và phải dùng nạng hoặc xe lăn.

Khi bước đi (Hình 2)

  • Hãy mặc quần áo phù hợp và giày dép có đễ vững chãi, không được đi chân đất.
  • Không để trẻ đứng trên giá treo bình truyền dịch. Khi vận động, cần chú ý các dây truyền dịch, tránh bị vướng vào dây truyền dịch mã té ngã.
  • Đối với bệnh nhi bước đi không vững hoặc sử dụng khung tập đi, thì khi xuống giường vận động nhất định phải có người nhà đi kèm.
  • Trước khi sử dụng xe lăn, cần mở hoàn toàn xe lăn ra, kéo tấm đặt chân lên, cố định xong bánh phanh xe, rồi mới được dìu bệnh nhi ngồi vào xe lăn, và thắt đai an toàn nhằm tránh xe lăn bị dịch chuyển dẫn đến té ngã bị thương.
  • Không để trẻ chạy nhảy trong phòng bệnh, tránh va đụng vào người khác.
  • Cần chú ý xem sàn nhà có khô ráo hay không, nếu sàn nhà ẩm ướt có nước, hãy báo cho nhân viên y tế để tiện thông báo với nhân viên thu dọn vệ sinh đến xử lý.

Khi đi vệ sinh (Hình 3)

  • Chú ý xem nền nhà trong và ngoài nhà vệ sinh có ướt không, cẩn thận khi đi lại, đề phòng té ngã.
  • Bệnh nhi đi lại khó khăn khi đi vệ sinh cần có người thân bên cạnh, tránh xảy ra tai nạn.
  • Nếu trong nhà vệ sinh không đủ ánh sáng, cần bật đèn trước khi sử dụng.
  • Khi đi vệ sinh, lúc ngồi xuống và đứng lên cần thật từ từ.
  • Trong khi đi vệ sinh, nếu có sự việc khẩn cấp, hãy nhấn chuông gọi ở trong nhà vệ sinh để thông báo với hộ lý.

Những hạng mục cần chú ý khác

  • Trước khi uống thuốc ngủ an thần hoặc thuốc tê giảm đau thì phải đi vệ sinh đã, sau khi uống thuốc xong nên nằm trên giường nghỉ khoảng 1 tiếng, tránh việc do chóng mặt dẫn đến té ngã.
  • Nếu uống thuốc xong thấy chân thay mệt mỏi rã rời, hãy dùng bình tiểu hoặc bồn vệ sinh tại giường để đi vệ sinh.
  • Nếu số lượng tiểu cầu xuống dưới 100 ngàn, cần chú ý an toàn khi xuống giường vận động. Vì nếu bị ngã có thể sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là xuất huyết não, nếu cần sự trợ giúp, có thể bấm chuông ở đầu giường để gọi nhân viên y tế đến hỗ trợ.

Reference
  • 陳怡君、顏妙芬(2017).探討住院病人跌倒傷害的危險因子.醫務管理期刊,18(2),124-143。https://doi.org/10.6174/JHM2017.18(2).124
  • 蔡美容、熊淑菁、黃雪芬(2016).降低學齡前期住院病童跌倒發生率.彰化護理,23(4),22-35。https://doi.org/10.6647/CN.23.04.05
  • Schaffer, P. L., Daraiseh, N. M., Daum, L., Mendez, E., Lin, L., & Huth, M. M. (2012). Pediatric inpatient falls and injuries: a descriptive analysis of risk factors. Journal for specialists in pediatric nursing : JSPN17(1), 10–18. https://doi.org/10.1111/j.1744-6155.2011.00315.x
製作單位:兒童醫院 編碼:HE-S007-V
若有任何疑問,請不吝與我們聯絡
電話:(04) 22052121 分機 12128、12132、12135
}
至頂